Góc thông tin, Tin tức xông hơi

[Giải đáp] Xông hơi bao nhiêu lần 1 tuần là tốt nhất?

Rate this post

Xông hơi là trải nghiệm giúp cơ thể được thư giãn, giải tỏa căng thẳng tuyệt vời sau những giờ làm việc mệt mỏi. Chính vì vậy, phòng xông hơi đang được trang bị khá phổ biến ở nhiều gia đình hiện nay. Tuy nhiên, chính vì sự tiện ích đó mà việc lạm dụng xông hơi cũng có thể mang đến nhiều tác hại không tốt đối với cơ thể. Vậy xông hơi bao nhiêu lần 1 tuần là tốt nhất? Hãy cùng Halux đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Xông hơi bao nhiêu lần 1 tuần là tốt nhất?

Tần suất xông hơi sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ và cơ địa của mỗi người. Theo khuyến cáo của chuyên gia, đối với người khoẻ mạnh bình thường có thể xông hơi từ 3 – 4 lần một tuần, mỗi lần từ 20 -30 phút.

Đối với những người có thể trạng chưa tốt, chỉ nên thực hiện xông hơi 2 – 3 lần một tuần trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút. Ngoài ra các trường hợp người có tuổi, người có bệnh lý nên điều chỉnh tần suất xông hơi ít hơn và thời gian ngắn hơn.

Việc xông hơi điều độ, hợp lý có thể giúp người xông đốt cháy được lượng calo ấn tượng: từ 300 đến 600 calo (tương đương với 2 – 3h chạy bộ). Không những vậy, hệ thống miễn dịch của người xông sẽ được cải thiện một cách rõ rệt.

Tần suất quyết định trực tiếp đến hiệu quả của quá trình xông hơi
Tần suất quyết định trực tiếp đến hiệu quả của quá trình xông hơi

Điều gì sẽ xảy ra nếu xông hơi quá nhiều?

Xông hơi là một phương pháp giúp chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp và giảm cân hữu hiệu. Tuy nhiên, KHÔNG NÊN LẠM DỤNG việc xông hơi quá mức vì có thể làm cơ thế mất nước dẫn đến những nguy cơ sau:

– Xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, cơ thể thiếu sức sống

– Da bị khô, bong tróc, đàn hồi kém một số vùng da tay có thể xuất hiện nếp nhăn, sạm màu.

– Cô đặc máu: hiện tượng đồ mồ hôi quá nhiều sẽ khiến các ion cần thiết như natri, kali, clo bị tiêu hao, ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong cơ thể.

Tuy nhiên, nếu người dùng đã xông hơi theo tần suất khuyến cáo mà vẫn gặp những tình trạng khó chịu, chóng mặt, khát nước… chúng ta nên giảm số lần cũng như số phút xông hơi. Hoặc có thể ngưng sử dụng phương pháp này một thời gian để tìm hiểu rõ vấn đề mà cơ thể mình đang gặp phải.

Cơ thể bài tiết nhiều mô hôi trong quá trình xông hơi
Cơ thể bài tiết nhiều mô hôi trong quá trình xông hơi

Những trường hợp nào không nên xông hơi?

Để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho quá trình xông hơi, những trường hợp lưu ý không nên sử dụng phòng xông hơi sẽ là:

– Người sau khi ăn no: xông hơi có thể ảnh hưởng đến dạ dày, cản trở chức năng tiêu hoá, có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý sau này.

– Người sau khi sử dụng bia, rượu: lúc này, tình trạng tim mạch của cơ thể đang hoạt động không được bình thường. Vì vậy với mức nhiệt cao trong phòng xông hơi có thể khiến mạch đập nhanh và nguy hiểm hơn là nguy cơ nhồi máu cơ tim.

– Phụ nữ có thai hoặc đang đến kỳ kinh nguyệt vì lúc này cơ thể đang yếu, dễ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể khi đổ quá nhiều mồ hôi.

– Người mắc các bệnh lý mãn tính cần cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi xông hơi.

– Người bị dị ứng, nổi mề đay khi tiếp xúc với nhiệt độ, độ ẩm cao, việc xông hơi có thể làm cho các triệu chứng này trở nên trầm trọng hơn.

Làm sao để có quy trình xông hơi lý tưởng?

Để có được một quy trình xông hơi lý tưởng Halux xin chia sẻ tới mọi người những lưu ý sau đây:

Trước khi xông hơi

– Lựa chọn thời điểm xông hơi thích hợp. Thời gian xông hơi tốt nhất thường là vào buổi chiều, khi mà cơ thể đã hoàn toàn tỉnh táo.

– Làm sạch cơ thể trước khi xông hơi giúp cơ thể loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, tăng hiệu quả hấp thụ tinh chất trong quá trình xông hơi.

– Nên lót một tấm khăn mỏng lên băng ghế hoặc quấn quanh cơ thể để tránh nhiễm khuẩn và giảm bớt độ nóng.

Trong quá trình xông hơi

– Khi xông hơi nên hít thở sâu bằng mũi và thở ra chầm chậm bằng miệng.

– Có thể bổ sung nước điện giải cho cơ thể (chỉ nên uống nước ấm hoặc nước ở nhiệt độ thường)

– Không hoạt động mạnh trong quá trình xông hơi để tránh tình trạng “say nóng” cho cơ thể.

Sau khi xông hơi

– Không nên tắm ngay sau khi xông hơi vì việc này có thể làm cho các lỗ chân lông co bít lại, giữ nước và làm giảm lưu thông máu. Theo chuyên gia khuyến cáo, chỉ nên sử dụng khăn khô làm sạch cơ thể và có thể tắm sau 6 tiếng sau khi xông hơi.

– Để tránh tình trạng khô da, người dùng có thể thoa thêm kem dưỡng ẩm để giúp da mịn màng, căng bóng.

– Nên bổ sung nước cho cơ thể để tránh tình trạng mất nước. Không nên sử dụng các đồ uống lạnh, có gas. Thay vào đó sau khi xông hơi chúng ta chỉ nên uống nước tinh khiết, trà gừng hoặc nước ép hoa quả.

– Nghỉ ngơi ở nơi kín gió giúp cơ thể điều hòa ổn định lại, tránh bị cảm lạnh.

– Có thể kết hợp massage nhẹ nhàng giúp cơ thể được thư giãn, máu huyết lưu thông tốt hơn.

– Bổ sung năng lượng với các đồ ăn nhẹ để lấy lại lượng năng lượng đã mất.

Trà gừng là đồ uống lý tưởng nhất sau khi xông hơi
Trà gừng là đồ uống lý tưởng nhất sau khi xông hơi

Nhưng vậy, Halux đã chia sẻ cho mọi người những thông tin chi tiết về phương pháp xông hơi. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho người dùng những phương pháp xông hơi lý tưởng để đạt hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe. 

Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu sở hữu phòng xông hơi khô – ướt cho gia đình, spa, trung tâm thể thao… hãy liên hệ ngay tới Halux Việt Nam để được hỗ trợ tư vẫn miễn phí ngay hôm nay! Halux là đơn vị phân phối máy xông hơi khô sawo, harvia, thiết bị xông hơi uy tín hàng đầu hiện nay, cam kết sản phẩm chính hãng, bảo hành lâu dài.

This entry was posted in Góc thông tin, Tin tức xông hơi. Bookmark the permalink
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tổng đài hỗ trợ (8h00 – 17h00)
Tư vấn – Thiết kế – Thi công
Phòng xông – Bể jacuzzi – Bể bơi

Bạn có muốn là người đầu tiên nhận được khuyến mãi hấp dẫn từ HALUX