Bể bơi là một tiện ích tuyệt vời cho nhu cầu bơi lội, thư giãn của mọi người. Chính vì vậy yếu tố an toàn luôn được đặt lên hàng đầu . Trong đó nồng độ clo dư là một chỉ số đáng quan tâm nhất. Trong bài viết này hãy cùng Halux đi tìm hiểu tiêu chuẩn Clo trong bể bơi bao nhiêu là an toàn? Giải pháp nào để vận hành bể bơi đúng cách và hiệu quả nhất?
Mục lục
Khi nào cần sử dụng clo cho bể bơi?
Trên thực tế, việc sử dụng hoá chất clo để xử lý nước bể bơi là điều cần thiết để duy trì chất lượng nước luôn ở mức tốt nhất, đảm bảo an toàn cho người bơi lội. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể cần sử dụng clo cho bể bơi:
– Bể bơi mới xây dựng: Trước khi đưa bể bơi vào vận hành, việc sử dụng hóa chất để xử lý nước là cần thiết để đảm bảo chất lượng nước.
– Bể bơi không sử dụng trong thời gian dài: Nếu bể bơi không được sử dụng trong thời gian dài, hoặc chất lượng nước không đảm bảo, việc sử dụng hóa chất là cần thiết để khử trùng và làm sạch nước.
– Nước trong bể bơi có màu sắc bất thường: Khi nhận thấy màu nước trong bể bơi bị vẩn đục, ngả vàng, hoặc xanh, điều này có thể chỉ ra sự tích tụ của cặn bẩn, nhiễm rêu tảo, hoặc nhiễm sắt. Việc sử dụng hóa chất clo sẽ giúp khôi phục lại chất lượng nước.
– Xử lý nước bể bơi ngoài trời sau cơn mưa: Sau mỗi cơn mưa, nước trong bể bơi có thể bị ảnh hưởng và cần được điều chỉnh lại. Sử dụng hóa chất bể bơi giúp cân bằng lại nồng độ các chất trong nước.
Tiêu chuẩn clo trong bể bơi là bao nhiêu?
Tiêu chuẩn clo dư trong nước bể bơi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại bể bơi, mục đích sử dụng. Tuy nhiên, mức tiêu chuẩn phổ biến cho nồng độ clo trong nước bể bơi thường dao động trong khoảng 1 đến 3 ppm. Dưới đây là một số chỉ số cụ thể về nồng độ clo dư trong nước bể bơi:
0.5 – 1.5 ppm: Đây là mức độ clo phổ biến được khuyến nghị cho các bể bơi gia đình. Mức này đủ để duy trì sự sạch sẽ và an toàn cho người sử dụng mà không gây kích ứng da hay mắt.
1 – 3 ppm: Mức độ này thường được sử dụng cho các bể bơi công cộng hoặc thương mại, nơi có mật độ người sử dụng cao hơn. Điều chỉnh mức độ tiêu chuẩn Clo trong bể bơi giúp đảm bảo khả năng diệt khuẩn và duy trì môi trường nước sạch sẽ.
Trên 3 ppm: Mức độ clo cao hơn 3 ppm có thể gây kích ứng da, mắt và hô hấp cho người sử dụng. Do đó, việc duy trì mức độ clo trong khoảng an toàn là rất quan trọng.
Để đảm bảo rằng mức độ clo trong bể bơi luôn ở mức an toàn và phù hợp, người dùng cần phải thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh và tuân thủ các hướng dẫn của nhà sản xuất.
Hậu quả khi nồng độ Clo dư quá cao
Khi nồng độ clo trong nước bể bơi cao vượt quá ngưỡng cho phép, có thể gây ra các hậu quả tiêu cực sau:
– Kích ứng da và mắt: Nồng độ clo cao có thể gây kích ứng cho da và mắt của người sử dụng bể bơi, gây ngứa, đỏ, khó chịu và mắt đỏ.
– Kích ứng đường hô hấp: Hơi clo từ nước bể bơi có thể gây kích ứng cho đường hô hấp, gây ra các triệu chứng như ho, khò khè và khó thở.
– Tác động đến hệ tiêu hóa: Tiếp xúc với nước bể bơi có nồng độ clo cao có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, đau dạ dày và tiêu chảy.
– Nguy cơ về sức khỏe: Nếu tiếp tục tiếp xúc với nước bể bơi có nồng độ clo cao trong thời gian dài, có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, da và tiêu hóa.
– Tác động đến môi trường: Nếu nước bể bơi được xả ra môi trường tự nhiên mà có nồng độ clo cao, có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước, gây tổn thương cho các loài sống trong môi trường nước.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và môi trường, việc duy trì mức độ clo trong nước bể bơi ở mức an toàn là rất quan trọng.
Hướng dẫn sử dụng Clo cho bể bơi
Hiện nay có rất nhiều phương pháp sử dụng hoá chất cho bể bơi. Trong đó sử dụng thiết bị điện phân muối và châm hóa chất trực tiếp vẫn là hai phương pháp hiệu quả được sử dụng phổ biến nhất:
Công nghệ điện phân muối hồ bơi
Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là cho muối NaCl (Natri Clorua) đi qua điện cực của máy điện phân muối bể bơi chuyên dụng. Máy sẽ tách dung dịch NaCl thành khí Clo và một số hợp chất khác. Sau đó, Clo tiếp tục phản ứng với nước và NaOH để tạo ra hai hợp chất là NaClO và HClO.
Phương pháp sử dụng trực tiếp chlorine hoặc TCCA
Hiện nay, có hai loại clo phổ biến được sử dụng là K-Chlorine 70 Plus dạng bột và Clo viên nén (TCCA). Hai loại đều có cùng một công dụng là tăng nồng độ clo trong nước, tiêu diệt các vi khuẩn có hại và ngăn chặn sự phát triển của rêu tảo trong bể bơi.
– Trường hợp xử lý nước bể bơi định kỳ
Bước 1: Kiểm tra nồng độ pH và clo bằng bộ test thử nước bể bơi. Nếu nồng độ pH nằm ngoài khoảng 7.2 đến 7.6, sử dụng các hóa chất pH+ hoặc pH- để điều chỉnh chỉ số pH về mức lý tưởng. Điều này quan trọng vì chỉ khi pH ở mức lý tưởng thì clo mới có thể phát huy hết tác dụng.
Bước 2: Hòa tan clo với liều lượng 5g/m3 nếu sử dụng chlorine 70 và 0.6g/m3 nước nếu sử dụng TCCA. Rải đều xung quanh hồ bơi và bật máy bơm lọc trong 4 giờ.
– Trường hợp Shock clo khi nước bể bơi bị nhiễm rêu tảo hoặc khuẩn
Bước 1: Hòa tan bột clo 70% với liều lượng 10g/m3 nước và rải đều khắp hồ bơi.
Bước 2: Bật hệ thống lọc trong vòng từ 6 đến 8 giờ.
Bước 3: Thực hiện cọ rửa và hút vệ sinh.
Như vậy bài viết trên Halux đã cung cấp đến mọi người những thông tin về nồng độ tiêu chuẩn Clo trong bể bơi. Hy vọng những kiến thức trên sẽ trở nên hữu ích cho quý khách hàng trong quá trình sử dụng và vận hành bể bơi.
Halux đơn vị cung cấp thiết bị bể bơi, hóa chất xử lý nước bể bơi chất lượng như Chlorine, TCCA, hóa chất trợ lắng PAC, CuSO4, Oxy già, Javen… Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn về bể bơi, bể sục xin vui lòng liên hệ tới Halux qua số hotline 0987.531.482 Halux sẵn sàng mang đến những giải pháp hàng đầu trong lĩnh vực bể bơi!